Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ tết

Bệnh giang mai

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, mỗi năm trên thế giới có hàng triệu người tử vong vì giang mai. Nói như vậy để thấy được rằng căn bệnh giang mai có tốc độ lây lan rất mạnh mẽ. Thế nhưng không phải ai cũng nắm được những kiến thức về bệnh lý này. Chính vì thế mà chúng ta cần tự trang bị và nâng cao hiểu biết để có thể chủ động phòng tránh hoặc điều trị hiệu quả bệnh giang mai khi không may mắc phải.

các-giai-doan-benh-giang-mai

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là một dạng bệnh hoa liễu hay còn được gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Treponema. Treponema có hình dạng như chiếc lò xo, xoắn từ 6-10 vòng và kích thước khoảng 6-15µ. Bất cứ ai cũng có thể là đối tượng của bệnh lý này.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Nguyên nhân chính khiến bạn mắc bệnh là do việc quan hệ tình dục không an toàn. Tỷ lệ lên đến 90%. Bên cạnh đó việc tiếp xúc qua niêm mạc da tại vị trí các vết thương hở, dùng chung các vật dụng cá nhân cũng có thể khiến bạn nhiễm giang mai.

Biểu hiện của bệnh giang mai

Giang mai hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn và ở mỗi giai đoạn những triệu chứng của bệnh sẽ trở nên ngày càng nặng nề hơn. Giang mai có thời gian ủ bệnh khoảng từ 10-90 ngày, trung bình khoảng 3 tuần sau đó sẽ có những triệu chứng khá rõ nét.

  • Giai đoạn 1:

Ở giai đoạn này, khi giang mai bắt đầu hình thành, nếu như phát hiện và điều trị sớm thì việc chữa trị sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn, ít để lại những biến chứng xấu đối với cơ thể.

Ở giai đoạn 1, cơ thể sẽ xuất hiện một vết loét hay còn được gọi là săng giang mai. Vết loét này có hình bầu dục, khá nông, màu đỏ hồng, hơi nhẵn và đặc biệt là hầu như không gây đau đớn hay ngứa ngáy gì đối với người bệnh. Giai đoạn này người bệnh có thể thấy xuất hiện triệu chứng nổi hạch nhưng không gây đau đớn.

Giai đoạn 1 thường chỉ kéo dài trong khoảng từ 2-6 tuần sau đó các biểu hiện này sẽ tự mất đi mà không cần phải can thiệp bất cứ biện pháp nào. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn đã khỏi bệnh mà về thực chất bệnh đang chuyển sang giai đoạn 2.

  • Giai đoạn 2:

Ở giai đoạn 2 này, người bệnh bắt đầu có triệu chứng xuất hiện các nốt ban đối xứng màu hồng hoặc hồng ngả tím khắp cơ thể nhưng thường tập trung nhiều nhất ở vùng lưng, mạng sườn, tứ chi, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Những nốt ban này không gây đau, không gây ngứa, khi ấn nhẹ ngón tay vào sẽ biến mất, thường không bong tróc.

Tìm hiểu về các diện bệnh xã hội:

Người bệnh còn có kèm triệu chứng nổi mảng sần như vết phỏng, sau đó xuất hiện triệu chứng viêm loét trên bề mặt da. Các nốt này thường chứa dịch, rất dễ bị vỡ khi cọ xát trong khi tiếp xúc, đụng chạm. Trong giai đoạn này bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc, đụng chạm, dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân của người bệnh mắc giang mai.

Những triệu chứng đi kèm chính là tình trạng đau đầu, mệt mỏi, sốt toàn thân, đau họng, sưng đau hạch bẹn, nách, cổ, sụt cân bất thường, nhiều người bệnh còn có kèm triệu chứng đau xương khớp, rụng tóc.

Bệnh giang mai ở giai đoạn 2 thường kéo dài từ 3-6 tuần, sau đó những triệu chứng này cũng sẽ giảm dần và chấm dứt hẳn. Tuy nhiên đây cũng không phải là dấu hiệu khỏi bệnh mà thực chất là bệnh chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn.

  • Giai đoạn tiềm ẩn

Ở giai đoạn này, giang mai thường không có những triệu chứng đặc trưng nên nhiều người không ngờ rằng mình đang mắc bệnh. Thời điểm này xoắn khuẩn giang mai vẫn tồn tại và khu trú trong máu nên nếu muốn biết chính xác hay không bạn cần tiến hành làm xét nghiệm huyết thanh để biết chính xác kết quả.

  • Giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn giang mai đã phát triển cuối cùng, giai đoạn này diễn ra khoảng từ 3-15 năm tính từ ngày đầu mắc bệnh. Cá biệt có những trường hợp người bệnh vài chục năm sau mới diễn biến giai đoạn cuối.

Những biến chứng của giang mai giai đoạn cuối này rất nguy hiểm, không thể chữa khỏi triệt để. Giang mai tấn công vào thần kinh, tim mạch, hình thành củ giang mai khiến người bệnh mắc chứng động kinh, liệt toàn phần hoặc bán phần, mù lòa, hoại tử các cơ quan trong cơ thể…thậm chí có người bị tử vong.

Điều trị bệnh giang mai

Trở lên, chúng ta có thể thấy rằng giang mai có những biến chứng khá phức tạp và dễ để lại biến chứng nặng nề, chính vì thế mà bạn cần hết sức chủ động trong công tác thăm khám và điều trị.

Hiện nay, tại Phòng Khám Nam Học Hà Nội áp dụng: “Phương pháp cân bằng miễn dịch” trong điều trị bệnh giang mai và cho hiệu quả rất tốt.

Đây là quá trình các bác sỹ tiến hành thăm khám, xét nghiệm nhằm xác định chính xác mức độ bệnh lý, từ đó có căn cứ để tiến hành điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất theo phác đồ nhằm điều tiết tăng khả năng miễn dịch nhằm đạt hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát. Ưu điểm của phương pháp này chính là giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, khống chế hoạt động của xoắn khuẩn giang mai, giảm dần và chấm dứt triệu chứng.

Khi thấy mình có những triệu chứng của bệnh giang mai, bạn có thể đến trực tiếp tại Phòng Khám Nam Học Hà Nội để được thăm khám và điều trị. Tại đây, bạn sẽ được tiếp cận với những máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại, quy trình khám chữa chu đáo, tận tình. Đặc biệt đội ngũ y bác sỹ của phòng khám là những người có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và cho bạn những lời khuyên bổ ích nhất.

 

Hãy share để ủng hộ chúng tôiShare on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn

Lưu ý: "Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Mỗi Người..."

Tin liên quan

gai sinh dục

Gai sinh dục là gì? Có nên đốt gai sinh dục không?

Gai sinh dục được coi là một trong những vấn đề nhiều người gặp phải. Mắc dù không phải là bệnh nhưng không thể phủ nhận gai sinh dục hoàn toàn có thể gây nên những ảnh hưởng nhất định. Vậy có nên đốt gai sinh dục hay không? Chúng…

dia-chi-xet-nghiem-benh-giang-mai

Xét nghiệm giang mai ở đâu tốt Hà Nội?

Câu hỏi: Chào anh/chị, em 26 tuổi, em có tán tỉnh một cô và khoảng một tháng sau đó thì chúng em đã quan hệ với nhau. Em rất thích cô gái này, một phần vì tin tưởng, một phần vì ngại dùng bao nên em thường chỉ xuất tinh…

benh-giang-mai-bieu-hien-nhu-the-nao

Hỏi về hình ảnh bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Câu hỏi: Xin chào các bác sỹ Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, cháu đang rất lo lắng, mong được tư vấn. Cháu 21 tuổi, giới tính nam. Cháu nghi ngờ bản thân mắc bệnh giang mai. Cụ thể, mấy ngày gần đây cháu phát hiện vùng kín, vùng…

Danh mục điều trị

VIDEO

Tin đọc nhiều

Cảm nhậm bệnh nhân

“Mình bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, đã đi khám và điều trị ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Được bạn bè giới thiệu, sau 3 tháng dưới sự điều trị của y bác sĩ tại phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Bệnh của mình đã khỏi hoàn toàn”

Chị Liên - Hải Phòng