Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ tết

Rau diếp cá trị bệnh trĩ

Rau diếp cá là bài thuốc dân gian với nhiều công dụng, trong đó công dụng của nó đối với người mắc bệnh trĩ là không thể không nói đến. Vậy rau diếp cá trị bệnh trĩ có hiệu quả như thế nào? Những các chế biến rau diếp cá được nhiều người sử dụng? Nếu bạn chưa từng dùng bài thuốc dân gian này, hãy tham khảo những thông tin sau đây.

Nhận biết bệnh trĩ qua triệu chứng nào?

Bệnh trĩ (có người gọi là lòi dom) là bệnh ở vùng hậu môn do tĩnh mạch trực tràng giãn nở quá mức, máu không lưu thông. Tình trạng máu khó lưu thông kéo dài sẽ hình thành nên các búi trĩ. Do bệnh ở vị trí nhạy cảm cùng với tâm lý e ngại nên không ít người bệnh chủ quan, cho rằng bệnh sẽ tự hết sau thời gian.

Những người mắc bệnh trĩ thường gặp những triệu chứng sau:

  • Chảy máu ở hậu môn: nếu bạn thấy có máu thấm trên giấy vệ sinh khi đi đại tiện hoặc máu chảy thành giọt, thậm chí là khi đi lại hoặc ngồi xổm thì bạn đang có những triệu chứng ban đầu của bệnh trĩ. Một số trường hợp do máu không thoát ra ngoài, đọng lại trong trực tràng nên khi đi đại tiện sẽ thấy cả những cục máu đông.
  • Sa búi trĩ: ở giai đoạn đầu, búi trĩ có thể tự co lại nhưng nếu để lâu, búi trĩ không thể co vào được, người bệnh phải dùng tay để đẩy vào trong. Tình trạng này xuất hiện sau một thời gian từ khi chảy máu hậu môn. Nếu gặp triệu chứng này, bạn cần đi khám sớm để trành búi trĩ nằm ngoài hậu môn thường xuyên.
  • Một số triệu chứng khác thường gặp như: đại tiện khó, đau rát, ngứa hậu môn, sa nghẹt búi trĩ, tắc mạch máu, nứt hậu môn, cảm giác ướt ở hậu môn,… khiến người bệnh khó chịu và đau đớn.

triệu chứng bệnh trĩ

Bệnh trĩ có những cấp độ nào?

Bệnh trĩ có 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau, bạn có thể dựa vào những triệu chứng để biết mình đang mắc bệnh trĩ loại nào.

  • Bệnh trĩ nội: búi trĩ xuất hiện trên niêm mạc ống hậu môn. Người bệnh sẽ có tình trạng đau rát, sa búi trĩ và chảy máu trong. Trĩ nội khá nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng, sa nghẹt trĩ. Một số trường hợp còn bị hoại tử búi trĩ. Trĩ nội gồm 4 cấp độ:

– Cấp độ 1: xuất hiện tình trạng chảy máu nhẹ do búi trĩ mới hình thành.

– Cấp độ 2: búi trĩ bị sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng có thể tự co lên.

– Cấp độ 3: sa búi trĩ phải dùng tay mới đẩy vào được.

– Cấp độ 4: búi trĩ bị sa và không thể dùng tay để đẩy vào, gây đau đớn và có thể hoại tử do nghẹt búi trĩ.

  • Bệnh trĩ ngoại: trĩ ngoại xuất hiện trên lớp biểu bì mô lát tầng có các dây thần kinh cảm giác. Các búi trĩ ngoại có thể sờ hoặc nhìn thấy. Người bệnh có tình trạng đau rát, ngứa ngáy và thấy cảm giác cộm ở hậu môn. Trĩ ngoại thường ít gây chảy máu trừ trường hợp bị tắc mạch máu. Trĩ nội không chia thành từng giai đoạn nhưng bạn cũng nên đi khám và điều trị sớm.
  • Bệnh trĩ hỗn hợp: đây là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại. Các búi trĩ nội phát triển quá mức, sa ra ngoài tạo thành đám rối tĩnh mạch khi liên kết với trĩ ngoại. Bệnh trĩ hỗn hợp có thể gây đau đớn nhiều, tắc mạch máu và chảy máu ở hậu môn. Rau diếp cá trị bệnh trĩ là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người sử dụng.

Bệnh trĩ do nguyên nhân nào gây nên?

Bất kể lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh trĩ. Mỗi nguyên nhân và tình trạng bệnh khác nhau sẽ có những cách điều trị khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh trĩ có thể do:

  • Do lười vận động: có đến 30% số bệnh nhân mắc bệnh trĩ do lười vận động khiến máu không lưu thông. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ. Do máu không được bơm thường xuyên, cơ co thắt hậu môn giảm sự đàn hồi, búi trĩ bị sa ra ngoài khi đi đại tiện không tự co vào được.
  • Cố rặn khi đi đại tiện: thường gặp ở những người bị táo bón. Hành động cố rặn để đẩy phân ra ngoài, ép các cơ hậu môn làm giãn tĩnh mạch ở khu vực này. Thay vì cố rặn, bạn hãy đi lại nhẹ nhàng hoặc dùng các loại thuốc kích thích tiêu hóa, làm mềm phân và nên kê cao chân lúc đi vệ sinh nặng.
  • Chế độ ăn ít chất xơ: chất xơ là loại chất hỗ trợ chuyển hóa các chất và giúp cơ thể đào thải chất cặn bã dư thừa ra ngoài. Những người thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày, dùng nhiều đồ ăn chế biến sẵn sẽ dễ bị táo bón, phân to và cứng.
  • Uống quá ít hoặc không uống nước: đây cũng là nguyên nhân khiến phân lớn và cứng, khi đi qua trực tràng và hậu môn có thể cọ xát làm xước tĩnh mạch, gây chảy máu, sưng đau. Ngoài ra, thiếu nước trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
  • Bệnh trĩ có thể do một số nguyên nhân khác như nâng vật nặng, ngồi nhiều, tâm lý căng thẳng,…

Bệnh trĩ nguy hiểm như thế nào?

Bất kể bệnh gì khi kéo dài không chữa trị cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Ngay khi có những triệu chứng đầu của bệnh trĩ, bạn nên đi khám và chữa sớm để tránh những nguy hiểm sau:

  • Nghẹt búi trĩ: máu khó lưu thông gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn làm nghẹt các cơ vòng ở trực tràng. Người bệnh dễ gặp biến chứng nhiễm trùng máu hoặc viêm nhiễm hậu môn.
  • Hoại tử búi trĩ: búi trĩ sa ra ngoài trong thời gian dài, tiếp xúc với môi trường rất dễ bị hoại tử và nhiễm trùng. Đây là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng máu ở bệnh nhân mắc bệnh trĩ.
  • Ung thư trực tràng: tình trạng viêm nhiễm vùng hậu môn kéo dài do bị trĩ có thể biến chứng thành ung thư trực tràng, gây đau đớn và nguy hiểm cho người bệnh.
  • Thiếu máu: một trong những triệu chứng của bệnh trĩ là ra máu, lượng máu có thể ít và nhỏ giọt hoặc nhiều thành tia. Ra máu kéo dài dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.
  • Suy giảm chất lượng tình dục: đa số những người mắc bệnh trĩ đều thấy đau đớn khi quan hệ tình dục, nhất là quan hệ qua hậu môn, người bệnh không còn ham muốn chuyên chăn gối, thậm chí là sợ chuyên yêu khi thường gặp phải cơn đau khó chịu.
  • Nguy hiểm với nữ giới: vi khuẩn tích tụ do sa búi trĩ dễ xâm nhập vào âm hộ và bộ phận sinh dục, hệ tiết niệu do hậu môn và âm hộ gần nhau. Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa dễ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai dễ bị táo bón và khi sinh thường.
  • Ảnh hưởng đến thần kinh: ngoài cảm giác đau đớn, người bệnh sẽ thường xuyên căng thẳng, lo lắng, đau lưng, dễ ngất xỉu,…

Rau diếp cá trị bệnh trĩ

Mẹo dân gian dùng rau diếp cá trị bệnh trĩ

Ở Việt Nam, rau diếp cá là nguyên liệu dễ tìm và được sử dụng phổ biến trong bữa ăn. Đây là loại rau có tính mát, vị hơi chua, có khả năng sát khuẩn và giảm sưng, có thể chế biến thành nhiều món. Công dụng của rau diếp cá có thể kể đến như:

Kháng khuẩn: rau diếp cá có khả năng kháng khuẩn, hỗ trợ đông máu, tái tạo máu do có chứa nhiều vitamin K, sắt, magie. Qua nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng trong rau diếp cá có tác dụng cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa, hạn chế táo bón, phân cứng và giãn tĩnh mạch hậu môn, giảm nhanh tình trạng sa búi trĩ cấp độ 1, 2.

Chống viêm: rau diếp cá có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn nhờ hoạt chất decanobyl acetaldehyde làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm.

Tăng cường hệ miễn dịch: dùng rau diếp cá trị bệnh trĩ còn giúp hỗ trỡ hệ miễn dịch trong cơ thể hoạt động mạnh mẽ, chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài xâm nhập. Do vậy, thường xuyên sử dụng rau diếp cá giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

Thanh lọc cơ thể: rau diếp cá có tình hàn, nhiều nước lên giúp làm mát, thanh nhiệt và giải độc cho đường ruột, rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ hoặc người bị nóng trong.

>>> XEM THÊM: Hôi nách có lây không?

Những cách chế biến rau diếp cá

Từ lâu, rau diếp cá đã được sử dụng rất phổ biến như một loại rau ăn kèm. Trong dân gian, các bài thuốc từ rau diếp cá có thể chữa được các bệnh về nóng trong người, thanh nhiệt, giải độc gan và ruột,… Bạn có thể chế biến chúng thành nhiều món như:

  • Làm rau sống: rửa sạch với nước muối, để ráo nước và dùng trực tiếp trong bữa ăn hàng ngày có thể làm giảm sự phát triển của búi trĩ. Không chỉ tốt với những người mắc bệnh trĩ mà sau diếp cá còn tốt cho sức khỏe.
  • Nước rau diếp cá: diếp cá có vị chua và mùi hơi tanh, rất nhiều người không thể ăn sống. Vì vậy bạn có thể xay nhuyễn và lọc lấy nước, thêm đường để dễ uống. Cách này có thể làm giảm bớt mùi vị của rau diếp cá và dễ sử dụng hơn.
  • Đắp bã rau diếp cá: bạn có thể xay hoặc giã rau diếp cá sau đó đắp vào hậu môn, cố định bằng băng gạc. Lưu ý cần rửa sạch hậu môn bằng nước muối loãng, nên sử dụng hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị cao hơn.
  • Xông rau diếp cá: với những búi trĩ to, đau đớn nhiều, bạn có thể dùng cách xông rau diếp cá. Rửa sạch và đun sôi, để nguội bớt một chút rồi xông trực tiếp vào hậu môn. Sau đó rửa sạch avf có thể tiếp tục dùng bã rau diếp cá để đắp. Cách này giúp giảm đau hiệu quả và giảm kích thước búi trĩ.
  • Sử dụng diếp cá sấy khô: phơi khô rau diếp cả, cả thân và lá cây, sau đó xay thành bột. Hòa bột diếp cá để uống mỗi ngày. Cách làm này cần nhiều thời gian hơn nhưng bột diếp cá bảo quản được lâu.

Dùng rau diếp cá trị bệnh trĩ là phương pháp được sử dụng phổ biến. Rau diếp cá là nguyên liệu lành tính và rất dễ sử dụng, hơn nữa chúng có nhiều công dụng không chỉ đối với bệnh trĩ. Do diếp cá có tính hàn nên bạn cần chú ý sử dụng, tránh dùng quá nhiều, gây lạnh bụng tiêu chảy.

Hãy share để ủng hộ chúng tôiShare on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn

Lưu ý: "Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Mỗi Người..."

Tin liên quan

Máy phục hồi chức năng sinh lý nam giới – Trải nghiệm chỉ với 388k

Dương vật là bộ phận nhạy cảm, tập trung nhiều dây thần kinh cảm giác, có vai trò quan trọng giúp phái mạnh thực hiện khả năng sinh sản và tận hưởng cảm giác thăng hoa trọn vẹn trong các cuộc yêu. Khi dương vật không đảm bảo được các…

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt cảnh báo bệnh xã hội nguy hiểm

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt có thể là do nhiệt miệng, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh xã hội ở miệng. Vì vậy, khi thấy cuống lưỡi xuất hiện nhiều hạt, nốt mụn thì người bệnh cần thăm khám ngay để xác định bệnh lý. Nhằm…

đi cầu ra máu là bệnh gì

Đi cầu ra máu là bệnh gì?

Đi cầu ra máu là bệnh gì? Là mối quan tâm, lo lắng và thắc mắc của nhiều người khi có dấu hiệu đi cầu (đi ngoài, đi đại tiện,…) ra máu. Nếu đang quan tâm đến vấn đề này thì mọi người đừng bỏ lỡ những thông tin trong…

Danh mục điều trị

VIDEO

Giới thiệu về phòng khám 52 Nguyễn Trãi

Tin đọc nhiều

Cảm nhậm bệnh nhân

“Mình bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, đã đi khám và điều trị ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Được bạn bè giới thiệu, sau 3 tháng dưới sự điều trị của y bác sĩ tại phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Bệnh của mình đã khỏi hoàn toàn”

Chị Liên - Hải Phòng