Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ tết

Chướng bụng sau chuyển phôi có phải thụ thai thành công?

Chuyển phôi là một bước vô cùng quan trọng của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, sau giai đoạn này có rất nhiều chị em gặp phải tình trạng chướng bụng. Vậy chướng bụng sau chuyển phôi có phải là dấu hiệu mang thai hay không? Cần phải lưu ý những gì để tránh chuyển phôi bị thất bại ? Những chia sẻ ở bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có câu trả lời chính xác về vấn đề này.

chướng bụng sau chuyển phôi

Tìm hiểu về quá trình chuyển phôi

Trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, chúng ta có 2 loại phôi thường được sử dụng bao gồm: phôi tươi và phôi đông lạnh (phôi trữ). Việc sử dụng loại phôi nào sẽ phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe của nữ giới. Đồng thời, việc lựa chọn phôi tươi hay phôi đông lạnh không ảnh hưởng gì đến kết quả của quá trình thụ tinh nhân tạo.

Trứng và tinh trùng sau khi được thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được đưa vào buồng tử cung của nữ giới bằng những kỹ thuật đặc biệt của các bác sĩ chuyên khoa và hệ thống trang thiết bị y tế. Quá trình chuyển phôi sẽ được diễn ra sau 2-3 ngày kể từ thời điểm rụng trứng.

Để việc chuyển phôi có tỷ lệ thành công cao, niêm mạc tử cung của nữ giới phải tối thiểu đạt được 8mm, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn về hình dáng, vị trí,…phù hợp.

Để kiểm tra xem liệu phôi có cấy vào niêm mạc tử cung hay không, các bác sĩ sẽ cho các chị em thực hiện thêm các xét nghiệm máu để đo lường hàm lượng hormone Beta Hcg và theo dõi những dấu hiệu báo mang thai sớm.

Quá trình chuyển phôi diễn ra theo các bước dưới đây:

  • Kiểm tra niêm mạc tử cung của nữ giới xem có thuận lợi cho việc làm tổ và phát triển của phôi thai hay không
  • Đưa phôi vào tử cung thông qua một ống thông dài, mỏng và linh hoạt
  • Sau khi hoàn tất quá trình chuyển phôi, các chị em sẽ được nghỉ ngơi từ 2-4 tiếng tại các cơ sở y tế.
  • Trong thời gian 2 tuần sau chuyển phôi, các chị em sẽ được kê một số loại thuốc nội tiết và nghỉ ngơi sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chướng bụng sau chuyển phôi có phải mang thai không?

Sau khi hoàn tất quá trình chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển xung quanh trong buồng tử cung để tìm chỗ thích hợp làm tổ. Trong lúc di chuyển, phôi thai sẽ tiếp tục phát triển phân chia các tế bào nhỏ. Chính vì vậy, mẹ bầu thường cảm thấy vùng bụng dưới nặng trĩu rất khó chịu, chướng bụng, hoặc cảm thấy đau nhẹ âm ỉ.

Triệu chứng đầy bụng sau chuyển phôi như này diễn ra khá phổ biến ở những chị em thực hiện thụ tinh nhân tạo. Tuy chưa kết luận chắc chắn được quá trình thụ thai đã diễn ra thành công hay chưa nhưng đây cũng là một trong những biểu hiện báo hiệu việc mang thai sớm mà các mẹ cần phải đặc biệt theo dõi. Ở thời điểm này, các mẹ cần di chuyển nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh hay quan hệ tình dục để phôi thai có thể bám chắc chắn vào thành tử cung.

chướng bụng sau chuyển phôi có phải mang thai

Những dấu hiệu có thai sau giai đoạn chuyển phôi chính xác nhất

Bên cạnh biểu hiện chướng bụng, các chị em sẽ còn có thể xuất hiện những biểu hiện dưới đây khi quá trình chuyển phôi đã diễn ra thành công:

  • Đau căng tức ngực sau khi chuyển phôi

Bên cạnh tình trạng chướng bụng sau chuyển phôi, nếu các chị em cảm thấy đau và căng tức ở vùng ngực thì là rất có thể các chị em đã có “tin vui”. Vòng 1 của mẹ có biểu hiện sưng và đau nhức là do sự gia tăng hormone sinh dục nữ trong giai đoạn thai nghén.

Dấu hiệu này rất giống với biểu hiện mang thai bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất sau một vài tuần. Nếu bầu ngực quá căng tức và gây cảm giác khó chịu, các bạn nên lựa chọn các loại áo ngực rộng rãi, thoải mái và nên massage ngực nhẹ nhàng.

  • Chậm kinh nguyệt

Trễ kinh được xem là một trong những dấu hiệu báo mang thai sau chuyển phôi sớm nhất và dễ nhận biết nhất nhưng các chị em vẫn cần phải theo dõi thêm những dấu hiệu khác của cơ thể để có kết luận chính xác.

  • Cảm giác mệt mỏi, thân nhiệt tăng cao, nóng bức

Đây là những dấu hiệu báo mang thai sớm vô cùng phổ biến và xuất hiện ở rất nhiều các chị em. Điều này là do sự gia tăng mãnh liệt các hormone sinh dục nữ khi mang thai khiến các thai phụ cảm thấy nhức đầu và mệt mỏi.

Ngoài ra, cơ thể sẽ phải hoạt động “cật lực” để cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy cho phôi thai. Điều này khiến các sản phụ cảm thấy mệt mỏi, thân nhiệt tăng cao, khá giống với dấu hiệu sắp rụng trứng khiến rất nhiều chị em nhầm lẫn.

Ở giai đoạn này, các mẹ bầu sẽ cảm thấy nhanh đói, ăn nhiều và thèm ăn hơn. Tuy nhiên, có một số mẹ bầu sẽ cảm thấy chán ăn, kén chọn trong việc ăn uống và cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, các mẹ đều muốn được nằm nghỉ ngơi cả ngày.

  • Âm đạo tăng tiết dịch hoặc ra máu

Trong quá trình phôi thai di chuyển và làm tổ trong buồng tử cung có thể lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương. Từ đó, có thể gây ra hiện tượng âm đạo chảy máu. Các mẹ sẽ chỉ thấy xuất hiện vài giọt máu có màu hồng nhạt với số lượng ít. Bên cạnh đó, do sự tăng lên đột ngột của hormone estrogen trong cơ thể, khiến cho khí hư tiết ra nhiều hơn và âm đạo lúc nào cũng luôn trong trạng thái ẩm ướt, khó chịu.

Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì các chị em có thể thử que tránh thai?

Nhiều chị em do mong ngóng có “tin vui” nên ngay sau khi thấy có những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi này, đã vội vàng mua que thử thai về thử. Tuy nhiên, việc thử thai trong thời điểm này có thể mang lại kết quả thiếu chính xác.

Các bác sĩ luôn khuyên các chị em nên duy trì một tâm lý thật thoải mái, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Và nên quay lại các cơ sở y tế sau khoảng 14 ngày sau khi thực hiện quá trình chuyển phôi để thực hiện xét nghiệm máu.

Trong thời gian trước, trong và sau khi thực hiện quá trình chuyển phôi, chị em cần phải tự chăm sóc bản thân thật tốt, phòng tránh một số bệnh lý. Bởi vì nếu bạn gặp một số vấn đề bất thường về sức khỏe như bệnh cảm cúm, ho ,.., cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và ổn định trong tử cung của phôi thai.

Và nếu để khẳng định chắc chắn mình có thai sau chuyển phôi, các chị em hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và thực hiện xét nghiệm chỉ số beta hCG.

Sau khi quá trình chuyển phôi diễn ra thành công, các chị em sẽ trải qua sự thay đổi về cả mặt thể chất lẫn thói quen sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như các bạn sẽ cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi hơn trong vài tuần đầu. Và bạn luôn muốn ngủ và nghỉ ngơi trong suốt cả ngày trời.

Tình trạng này là hoàn toàn bình thường, nhưng có một số chị em không thấy xuất hiện những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi nhỏ này. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu báo mang thai khác có thể gặp là chảy máu âm đạo hoặc khí hư ra nhiều.

Tuy nhiên, các dấu hiệu báo mang thai ở mỗi người mỗi khác tùy theo thể trạng cơ địa của mỗi người.

>>> XEM THÊM: Tinh trùng bị kiến bâu có nguy hiểm không?

Những lưu ý quan trọng dành cho các chị em để tránh chuyển phôi bị thất bại

Sau khi quá trình chuyển phôi diễn ra, các mẹ bầu sẽ thường sẽ cảm thấy buồn tiểu, do đó cần chú ý di chuyển nhẹ nhàng, tránh ngồi xổm, chạy nhảy, vận động mạnh và nên ngồi bệ xí bệt khi đi vệ sinh.

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, thường xuyên thay quần lót nhưng không được thụt rửa sâu bên trong âm đạo và tuyệt đối không sử dụng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa cao.

Khi chuyển phôi thai mà các mẹ bị táo bón và cố gắng dùng sức rặn mạnh sẽ khiến phôi thai bị tách khỏi khỏi nơi bám. Do đó, chị em phải tăng lượng chất xơ trong cơ thể thông qua các loại thực phẩm như: trái cây, khoai lang, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám. Đồng thời, bổ sung nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng táo bón. Đồng thời, các loại đậu như: đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ,..là những thực phẩm vô cùng tốt cho phôi thai.

Trong quá trình trước, trong và sau khi chuyển phôi, việc sản phụ bị ho với mức độ nghiêm trọng hoặc kéo dài dai dẳng cũng có thể tác động không nhỏ đến quá trình làm tổ và sự ổn định của phôi thai trong tử cung. Do đó, các mẹ bầu cần giữ gìn sức khỏe thật tốt để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình thụ tinh nhân tạo.

  • Duy trì tâm trạng thoải mái, bình tĩnh, tránh tức giận, nóng nảy bởi khi tức giận sẽ gây nên hiện tượng tức ngực, tim đập nhanh. Từ đó, gây ảnh hưởng tiêu cực đến phôi thai. Các mẹ có thể tìm đến các cách cân bằng tâm trạng như: tập thiền, đọc sách, đi bộ,…
  • Tránh xa các loại chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cà phê,…để phôi thai có thể dễ dàng cấy sâu vào niêm mạc tử cung. Hơn nữa, các chị em cần xây dựng chế độ ăn uống đủ chất để đảm bảo sự phát triển của phôi thai.

–    Tránh xa các đồ ăn có chứa gia vị cay nóng: Không được ăn quá cay, quá nóng bởi các loại thực phẩm này có thể khiến các mẹ bầu bị táo bón, tử cung tăng co bóp gây sảy thai trong thời gian đầu sau chuyển phôi, khi phôi thai còn chưa bám chắc vào niêm mạc tử cung của mẹ.

– Tránh xa các thực phẩm có khả năng gây sảy thai: Theo như kinh nghiệm dân gian, bà bầu không nên sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây sảy thai như dứa, đu đủ xanh, rau má, rau ngót, cua… Các mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu thông tin về các loại thực phẩm tốt và không tốt cho thai kỳ  để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Mong rằng qua bài viết trên đây , các bạn có thể lý giải băn khoăn chướng bụng sau chuyển phôi có phải mang thai hay không. Từ đó, có thể chủ động đi thăm khám, kiểm tra và chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ sắp đến. Nếu có băn khoăn liên quan đến vấn đề này, vui lòng chat trực tuyến hoặc gọi đến Hotline: 03.56.56.52.52 để được giải đáp một cách sớm nhất.

Hãy share để ủng hộ chúng tôiShare on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn

Lưu ý: "Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Mỗi Người..."

Tin liên quan

Máy phục hồi chức năng sinh lý nam giới – Trải nghiệm chỉ với 388k

Dương vật là bộ phận nhạy cảm, tập trung nhiều dây thần kinh cảm giác, có vai trò quan trọng giúp phái mạnh thực hiện khả năng sinh sản và tận hưởng cảm giác thăng hoa trọn vẹn trong các cuộc yêu. Khi dương vật không đảm bảo được các…

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt cảnh báo bệnh xã hội nguy hiểm

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt có thể là do nhiệt miệng, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh xã hội ở miệng. Vì vậy, khi thấy cuống lưỡi xuất hiện nhiều hạt, nốt mụn thì người bệnh cần thăm khám ngay để xác định bệnh lý. Nhằm…

đi cầu ra máu là bệnh gì

Đi cầu ra máu là bệnh gì?

Đi cầu ra máu là bệnh gì? Là mối quan tâm, lo lắng và thắc mắc của nhiều người khi có dấu hiệu đi cầu (đi ngoài, đi đại tiện,…) ra máu. Nếu đang quan tâm đến vấn đề này thì mọi người đừng bỏ lỡ những thông tin trong…

Danh mục điều trị

VIDEO

Giới thiệu về phòng khám 52 Nguyễn Trãi

Tin đọc nhiều

Cảm nhậm bệnh nhân

“Mình bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, đã đi khám và điều trị ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Được bạn bè giới thiệu, sau 3 tháng dưới sự điều trị của y bác sĩ tại phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Bệnh của mình đã khỏi hoàn toàn”

Chị Liên - Hải Phòng