Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ tết

Biểu hiện bệnh giang mai ở nam và nữ

Nằm trong số những bệnh xã hội nguy hiểm nhất thường gặp ở cả nam và nữ giới, chỉ đứng sau HIV/AIDS, giang mai, không chỉ gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe của người bệnh, gánh nặng cho toàn xã hội, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy biểu hiện bệnh giang mai ở nam và nữ giới như thế nào?

dia-chi-xet-nghiem-benh-giang-mai

Tìm hiểu về bệnh giang mai

Theo các bác sỹ chuyên khoa của phòng khám cho biết: “Thủ phạm” chính gây bệnh giang mai là do xoắn khoẳn Treponema pallidum gây nên. Treponema pallidum lây truyền chủ yếu qua hoạt động tình dục không an toàn dưới mọi hình thức như: quan hệ âm đạo, miệng, hậu môn,… Tuy nhiên, cũng giống như những bệnh xã hội khác, giang mai cũng có thể bị lây nhiễm qua đường truyền máu, hoặc qua tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nếu mắc giang mai có nguy cơ truyền cho thai nhi khiến những đứa trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

Biểu hiện bệnh giang mai ở nam và nữ

Trên thực tế, khi nhiễm phải xoắn khuẩn Treponema pallidum, nam và nữ giới thường có những biểu hiện khá giống nhau, thông thường, bệnh được chia làm 4 giai đoạn diễn biến chính, mỗi giai đoạn có các đặc điểm đặc trưng riêng như sau:

  • Giai đoạn 1:

Sau khoảng từ 3 tuần nhiễn xoắn khuẩn, người bệnh sẽ thấy trên cơ thể người bệnh xuất hiện các vết loét (săng giang mai) có hình tròn hoặc bầu dục, nông, màu đỏ, nhẵn, không gây đau đớn hay ngứa ngáy, không làm mủ, hạch nổi dày đặc 2 bên bẹn, cứng nhưng không gây đau đớn cho người bệnh.

Biểu hiện giang mai ở nam giới: Săng giang mai thường xuất hiện ở các bộ phận sinh dục nam như quy đầu, rãnh quy đầu, lỗ sáo, bìu, hậu môn, bao quy đầu, bên trong khoang miệng, lưỡi, xung quanh môi,…

Biểu hiện giang mai ở nữ giới: So với nam giới, bệnh giang mai ở nữ giới thường diễn ra âm thầm, kín đáo hơn. Chúng thường xuất hiện ở cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, xung quanh trong và ngoài hậu môn, miệng, lưỡi…

Các triệu chứng giai đoạn 1 chỉ kéo dài trong khoảng 2 đến 6 tuần sau đó các biểu hiện ở trên tự mất đi mà không cần phải can thiệp điều trị, lúc này thực chất bệnh chuẩn bị chuyển sang giai đoạn thứ 2.

  • Giai đoạn 2

Các biểu hiện bệnh giang mai ở giai đoạn 2 nhìn chung khá giống nhau ở nam và nữ giới. Sau thời gian ủ bệnh, giang mai đi vào giai đoạn 2 với các biểu hiện như: Xuất hiện các nốt ban đối xứng màu hồng hoặc hơi tím ở khắp nơi như vùng lưng, mạn sườn, tứ chi, lòng bàn tay, lòng bàn chân,… Nốt ban không gây đau, không gây ngứa, không nổi trên bề mặt da, khi dùng tay ấn vào thì biến mất, không bong, tróc vảy. Hoặc người bệnh cũng có thể có hiện tượng nổi mảng sần, vết phỏng, viêm loét trên bề mặt da.

Ngoài ra người bệnh còn có một số triệu chứng khác đi kèm như đau đầu, mệt mỏi, sốt toàn thân, họng đau, nổi hạch ở bẹn, nách, cổ, sụt cân, kém ăn,… Bệnh giai đoạn 2 kéo dài khoảng từ 3 đến 6 tuần sau đó các triệu chứng tiếp tục biến mất và chuyển sang giang giai đoạn tiềm ẩn.

  • Giai đoạn tiềm ẩn

Ở thời kỳ này người bệnh không có triệu chứng nào đặc trưng, các diễn biến tương đối âm thầm, đặc biệt lúc này khuẩn giang mai đã đi vào máu của người bệnh nên muốn biết chính xác có mắc bệnh hay không, người bệnh cần phải đi làm xét nghiệm huyết thanh. Giai đoạn này nếu không được điều trị bệnh giang mai sẽ tiếp tục phát triển đến giai đoạn cuối, rất nguy hiểm.

  • Giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn phát triển cuối cùng của bệnh, nếu không điều trị kịp thời giang mai sẽ tấn công và hình thành củ giang mai, giang mai thần kinh, giang mai tim mạch,… không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Giang mai gây nên biến chứng hết sức nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh, vì vậy, khi thấy xuất hiện những biểu hiện nghi ngờ, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa đế được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời để hạn chế những ảnh hưởng bệnh gây ra.

 

 

Hãy share để ủng hộ chúng tôiShare on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn

Lưu ý: "Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Mỗi Người..."

Tin liên quan

benhgiangmaicochuaduockhong

Hà Nội: Điều trị bệnh giang mai ở đâu tốt

Trong suốt thời gian gần đây, những câu hỏi liên quan đến việc thăm khám và điều trị bệnh giang mai ở đâu tốt tại địa bàn Hà Nội được rất nhiều người đặt ra trên khắp các diễn đàn về chăm sóc sức khỏe. Giang mai được biết đến…

nguyen-nhan-benh-giang-mai

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh giang mai

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, uớc tính hiện nay trên thế giới có khoảng 10 triệu người bị giang mai mỗi năm và tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên. Đây là một trong những bệnh được xếp trong nhóm bệnh xã hội…

benh-giang-mai-bieu-hien-nhu-the-nao

Các giai đoạn của bệnh giang mai

Như chúng ta đã biết, bệnh giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục vô cùng nguy hiểm. Bệnh nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu có thể điều trị được. Tuy nhiên, nếu để bệnh chuyển sang những giai đoạn khác thì việc…

Danh mục điều trị

VIDEO

Giới thiệu về phòng khám 52 Nguyễn Trãi

Tin đọc nhiều

Cảm nhậm bệnh nhân

“Mình bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, đã đi khám và điều trị ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Được bạn bè giới thiệu, sau 3 tháng dưới sự điều trị của y bác sĩ tại phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Bệnh của mình đã khỏi hoàn toàn”

Chị Liên - Hải Phòng