Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ tết

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trên thực tế, không dễ để các bậc phụ huynh nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy vì khi đang trong giai đoạn đầu đời, phân của em bé thường mềm và chứa nhiều chất lỏng. Trong trường hợp hiện tượng tiêu chảy xảy ra, nếu không chú ý xử lý một cách kịp thời, em bé sẽ bị xuống cân nhanh chóng và có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?

Các bác sĩ cho biết, tiêu chảy là vấn đề nguy hiểm đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Khác với khi trẻ bị táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi cầu tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường sẽ khó nhận ra.

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, hậu quả của tình trạng này là sự mất nước khiến cho quá trình trao đổi chất, cân bằng thân nhiệt của em bé bị ảnh hưởng một cách nhanh chóng. Tình trạng mất nước nghiêm trọng thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong cho bé. Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, nguyên nhân và cần làm gì khi trẻ có hiện tượng này?

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Các bác sĩ phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội nhấn mạnh, tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Để nhận biết được dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, trước tiên cha mẹ cần nhận biết được khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào là bất thường.

Bởi trẻ sơ sinh không giống như người lớn, không phải lúc nào trẻ đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày là cha mẹ đã vội kết luận rằng trẻ đã bị tiêu chảy đâu nhé! Chẳng hạn, Với các bé dưới 3 tháng tuổi, bé vẫn đi ngoài từ 2 đến 5 lần mỗi ngày. Đối với các bé trên 6 tháng tuổi, việc đi ngoài 1 đến 2 lần mỗi ngày là hoàn toàn bình thường.

Thức ăn chính của trẻ sơ sinh là sữa mẹ nên trẻ đi ngoài thường xuyên hơn sau mỗi lần bú và phân thường mềm, lỏng, không bị nặng mùi. Bên cạnh đó, phân của trẻ cũng có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào những gì người mẹ đã ăn. Trong trường hợp trẻ dùng sữa ngoài thì phân thường đặc hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú sữa mẹ.

Vào những ngày đầu sau sinh, phân bé còn được gọi là phân su. Loại phân này hơi khó chùi nhưng sự xuất hiện của nó là dấu hiệu cho thấy hệ thống tiêu hóa của em bé đang hoạt động bình thường.

Để có thể xác định chính xác dấu hiệu bé bị tiêu chảy hay không có thể khiến cha mẹ gặp nhiều khó khăn. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết sớm bé có bị tiêu chảy hay không.

  • Đột nhiên em bé đi ngoài nhiều hơn so với ngày thường.
  • Phân của trẻ bị tiêu chảy thường lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước. Màu sắc của phân thay đổi.
  • Trong trường hợp bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa, phân còn có thể lẫn cả máu. Trẻ có biểu hiện khó chịu, thường xuyên quấy khóc, bú kém, có thể sốt, nôn ói.

=>> Xem thêm: Cách nhận biết có thai sớm nhất

trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy?

  • Do nhiễm trùng đường ruột: Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy ở trẻ, đặc biệt là virus Rota. Virus gây bệnh viêm dạ dày, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.
  • Do cơ thể trẻ không dung nạp lactose: Lactose là thành phần có trong sữa công thức, sữa bò và cả sữa mẹ nữa. Khi cơ thể trẻ không sản xuất đủ lactase, một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa được lactose. Lactose sẽ bị tích tụ ở ruột gây nên các vấn đề về đường ruột trong đó làm cho bé có thể bị tiêu chảy.
  • Do rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn trong giai đoạn hoàn thiện và rất nhạy cảm với những thay đổi dù cho đó là nhỏ nhất. Khi bé đang được bú sữa mẹ mà chuyển sang sữa công thức có thể làm bé bị tiêu chảy. Hay việc mẹ ăn một vài món ăn lạ cũng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy cho bé.

Phải làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?

Đầu tiên để tránh bé bị mất nước, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bù vào lượng nước đã mất do tiêu chảy. Bổ sung thêm cho bé khoảng 50-100ml nước Oresol sau mỗi lần bé đi ngoài. Lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho bé bú và sau khi thay tã cho bé.

Bệnh tiêu chảy có diễn biến rất nhanh gây mất nước trầm trọng, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng suy thận, suy hô hấp và thậm chí là tử vong. Vì thế cho nên, ngay khi nhận thấy những triệu chứng nặng, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Hãy share để ủng hộ chúng tôiShare on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn

Lưu ý: "Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Mỗi Người..."

Tin liên quan

Máy phục hồi chức năng sinh lý nam giới – Trải nghiệm chỉ với 388k

Dương vật là bộ phận nhạy cảm, tập trung nhiều dây thần kinh cảm giác, có vai trò quan trọng giúp phái mạnh thực hiện khả năng sinh sản và tận hưởng cảm giác thăng hoa trọn vẹn trong các cuộc yêu. Khi dương vật không đảm bảo được các…

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt cảnh báo bệnh xã hội nguy hiểm

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt có thể là do nhiệt miệng, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh xã hội ở miệng. Vì vậy, khi thấy cuống lưỡi xuất hiện nhiều hạt, nốt mụn thì người bệnh cần thăm khám ngay để xác định bệnh lý. Nhằm…

đi cầu ra máu là bệnh gì

Đi cầu ra máu là bệnh gì?

Đi cầu ra máu là bệnh gì? Là mối quan tâm, lo lắng và thắc mắc của nhiều người khi có dấu hiệu đi cầu (đi ngoài, đi đại tiện,…) ra máu. Nếu đang quan tâm đến vấn đề này thì mọi người đừng bỏ lỡ những thông tin trong…

Danh mục điều trị

VIDEO

Giới thiệu về phòng khám 52 Nguyễn Trãi

Tin đọc nhiều

Cảm nhậm bệnh nhân

“Mình bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, đã đi khám và điều trị ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Được bạn bè giới thiệu, sau 3 tháng dưới sự điều trị của y bác sĩ tại phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Bệnh của mình đã khỏi hoàn toàn”

Chị Liên - Hải Phòng