Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ tết

Đừng chủ quan với biểu hiện đau buốt vùng kín khi mang thai

Đau buốt vùng kín khi mang thai không chỉ đơn thuần do sự phát triển nhanh của em bé gây ra. Mà thực tế, còn có rất nhiều chị em bị đau buốt “cửa mình” khi mang thai được xác định do mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, thậm chí là thai ngoài tử cung… Do đó, để hiểu rõ biểu hiện bà bầu bị đau buốt vùng kín là do đâu? mức độ nguy hiểm ra sao? Bài viết hôm nay sẽ giúp chị em giải đáp mọi thắc mắc.

Vì sao bị đau buốt cửa mình khi mang thai?

Ngoài việc trải qua cơn ốm nghén, thích nghi với sự thay đổi của cơ thể, rất nhiều bà bầu còn cảm thấy bất an với biểu hiện đau buốt vùng kín khi mang bầu.

“Chào bác sĩ, cháu mới có em bé nhưng không hiểu tại sao luôn có cảm giác đau buốt ở vùng kín. Cơn đau càng nhiều hơn mỗi khi cháu đi tiểu hoặc đi lại nhiều trong ngày. Vậy tình trạng đau nhức vùng kín khi mang thai có đáng lo ngại không ạ? Mong bác sĩ sớm giải đáp giúp cháu.” (Trần Thanh T, 22 tuổi, Hà Nội).

Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản cấp I –  Phạm Thị Minh Trang hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết, tình trạng đau buốt vùng kín khi mang thai ở chị em có thể xuất hiện từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:

  • Thai ngoài tử cung: Thường sẽ xảy ra ở giai đoạn đầu, ngay khi chị em có thai, nên thường rất khó chẩn đoán.
  • Ngoài biểu hiện đau buốt vùng kín còn có các triệu chứng khác như: xuất huyết, đau đau lưng, chóng mặt, buồn nôn và huyết áp thấp.
  • Viêm nhiễm phụ khoa: Viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung… cũng có thể là nguyên nhân khiến vùng kín của bạn bị đau nhức, kèm ngứa ngáy khó chịu…
  • Mẹ thiếu canxi: Cơ thể người mẹ thiếu canxi sẽ khiến các khớp xương bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng mỏi lưng, tê bì chân tay và vùng xương chậu có thể bị đau, ảnh hưởng xuống đến vùng “cửa mình”.
  • Do giãn tĩnh mạch: Hiện tượng này thường xảy ra ở tháng cuối của thai kỳ. Ngoài biểu hiện đau buốt vùng kín, chị em còn cảm thấy mệt mỏi, yếu và xanh xao.
  • Do lượng hormone relaxin lớn: Thường vào những tháng cuối, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh ra lượng lớn hormone relaxin. Chất này sẽ làm giãn nỡ các cơ ở vùng chậu để thích nghi với trọng lượng của bé. Từ đó gây áp lực dồn lên vùng chậu, khiến mẹ bầu bị đau buốt cửa mình kèm chuột rút.
  • Lưu lượng máu tăng: Khi mang thai, lưu lượng máu chảy về phía tử cung gia tăng. Từ đó gây đau buốt vùng kín mỗi khi bạn đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục…
  • Thai nhi phát triển: Càng về gần ngày sinh, sự phát triển của thai nhi sẽ càng gây áp lực lên vùng xương chậu, làm căng dây chằng và cơ bắp. Từ đó gây đau nhức vùng kín.

Ngoài ra, tình trạng đau buốt âm đạo khi mang thai cũng có thể do các nguyên nhân như: táo bón, tâm lý căng thẳng hoặc hoạt động quan hệ tình dục nhiều…

đau buốt vùng kín khi mang thai

Lưu ý quan trọng về các dạng buốt vùng kín khi mang thai?

Việc quan sát và hiểu rõ về cơn đau mà bạn đang gặp phải, có vai trò rất quan trọng, giúp bạn giải thích rõ với bác sĩ hơn trong lúc thăm khám. Dưới đây là một số kiểu đau phổ biến mà mẹ bầu thường gặp:

  • Đau âm ỉ kéo dài: Cơn đau này thường kéo dài suốt cả ngày, và thường xác định do tình trạng viêm nhiễm gây ra.
  • Đau châm chích: Hiện tượng này thường được xác định do sự kéo dài của cơ tử cung vào khoảng tuần thứ 5 – tuần thứ 8 hoặc do sự hình thành khí hơi. Nếu tình trạng bị đau vùng kín đi kèm với chảy máu bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ ngay.
  • Đau như cắt: Thường cơn đau cắt xuất hiện là do tử cung đang phát triển. Nó cũng có thể là một triệu chứng của viêm bàng quang hoặc nếu cơn đau nhiều hơn thì khả năng do tình trạng nhau bong non cần phải thăm khám ngay.

Như vậy, ở mỗi người khác nhau thì các triệu chứng đau cũng sẽ không giống nhau. Cho nên, chị em nên lưu ý quan sát các biểu hiện bất thường của cơ thể.

Đặc biệt, ngay khi cảm thấy vùng kín bị đau buốt kèm theo biểu hiện xuất huyết; ra nhiều khí hư; tiểu buốt; tiểu rắt; vùng kín mùi hôi… thì bạn nên chủ động đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và xử trí sớm.

>>> Xem thêm: Thai 38 tuần ra dịch nhầy màu vàng

Đau buốt vùng kín khi mang thai có phải sắp sinh?

Với những chị em khi đã bước vào tháng cuối của thai kỳ, cần đặc biệt chú ý đến các biểu hiện đau nhức tại vùng kín. Bởi theo các chuyên gia, hiện tượng đau buốt ở “cửa mình” rất có thể là dấu hiệu chuyển dạ.

Và để chắc chắn hơn, bạn hãy lưu ý ngoài biểu hiện đau buốt đó, nếu chuyển dạ sẽ còn có các dấu hiệu khác đi kèm như:

  • Tuổi thai từ 38 tuần trở đi.
  • Mẹ đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn bình thường.
  • Bụng bầu đã tụt thấp.
  • Âm đạo mẹ bầu có tiết dịch màu đỏ.
  • Cơn co thắt dồn dập hoặc đau bụng theo từng cơn.
  • Rỉ ối, vỡ ối…

cách giảm đau buốt vùng kín khi mang thai

Cách giảm đau buốt vùng kín khi có thai?

Trong suốt thai kỳ, các biểu hiện đau nhức có thể gặp phải ở bất cứ ai, bất cứ giai đoạn nào và tùy thuộc mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Thấu hiểu được những vất vả trong hành trình mang thai, các bác sĩ chuyên sản phụ khoa cũng đã tìm hiểu nhiều cách để giúp các mẹ bầu có thể vượt qua giai đoạn một cách nhẹ nhàng nhất.

Vì vậy, mẹ có thể áp dụng một số cách sau để giảm cảm giác đau nhức vùng kín khi mang thai nhé:

– Đi lại nhẹ nhàng:

  • Bạn hãy đi dạo, tập yoga và vận động nhẹ nhàng để thư giãn gân cốt, giúp mẹ giảm đau cửa mình.
  • Bạn không nên làm việc nặng, nhưng cũng không nên nằm một chỗ quá lâu, vì có thể làm cho các cơ không hoạt động được.

– Nằm nghiêng về bên trái:

  • Khi nghỉ ngơi, các mẹ nên nằm nghiêng về phía bên trái để giảm áp lực lên vùng chậu. Có thể dùng gối kê chân cao hơn hoặc gác chân ngang gối để tăng cường lưu thông máu và giảm đau hiệu quả.
  • Khi ngồi, cần lưu ý ngồi thẳng lưng có kèm gối dựa lưng, tuyệt đối không ngồi xổm hoặc khom lưng.
  • Nếu phải đứng công việc cần bạn phải đứng, thì cần thả lỏng hai vai và dang rộng hai chân tương đương vai.

– Tắm nước ấm:

  • Bạn bên dùng nước ấm để tắm gội và kết hợp những động tác massage vùng xương chậu, nhằm tạo ra cảm giác dễ chịu và giảm đau cửa mình khi mang thai tháng cuối tốt nhất.

– Tham khảo ý kiến của chuyên gia:

  • Massage vùng chậu theo hướng dẫn của bác sĩ cũng là cách giúp giảm đau vùng kín hiệu quả.

Ngoài ra, việc xây dựng một thời gian biểu hợp lý, nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp người phụ nữ giảm triệu chứng đau buốt vùng kín khi mang bầu hiệu quả.

Như vậy, biểu hiện đau buốt ở cửa mình có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, cũng có thể chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, chị em hãy chủ động thăm khám ngay khi có các biểu hiện đau bất thường. Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho sự phát triển của em bé và sức khỏe của người mẹ.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở bài viết đã giúp chị em có thêm kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xoay quanh về hiện tượng đau buốt vùng kín khi mang thai? Bạn có thể đặt câu hỏi miễn phí trên mục Tư vấn trực tuyến trên website hoặc gọi ngay tới Hotline: 03.56.56.52.52 để được giải đáp nhanh nhất.

Hãy share để ủng hộ chúng tôiShare on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn

Lưu ý: "Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Mỗi Người..."

Tin liên quan

Máy phục hồi chức năng sinh lý nam giới – Trải nghiệm chỉ với 388k

Dương vật là bộ phận nhạy cảm, tập trung nhiều dây thần kinh cảm giác, có vai trò quan trọng giúp phái mạnh thực hiện khả năng sinh sản và tận hưởng cảm giác thăng hoa trọn vẹn trong các cuộc yêu. Khi dương vật không đảm bảo được các…

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt cảnh báo bệnh xã hội nguy hiểm

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt có thể là do nhiệt miệng, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh xã hội ở miệng. Vì vậy, khi thấy cuống lưỡi xuất hiện nhiều hạt, nốt mụn thì người bệnh cần thăm khám ngay để xác định bệnh lý. Nhằm…

đi cầu ra máu là bệnh gì

Đi cầu ra máu là bệnh gì?

Đi cầu ra máu là bệnh gì? Là mối quan tâm, lo lắng và thắc mắc của nhiều người khi có dấu hiệu đi cầu (đi ngoài, đi đại tiện,…) ra máu. Nếu đang quan tâm đến vấn đề này thì mọi người đừng bỏ lỡ những thông tin trong…

Danh mục điều trị

VIDEO

Giới thiệu về phòng khám 52 Nguyễn Trãi

Tin đọc nhiều

Cảm nhậm bệnh nhân

“Mình bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, đã đi khám và điều trị ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Được bạn bè giới thiệu, sau 3 tháng dưới sự điều trị của y bác sĩ tại phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Bệnh của mình đã khỏi hoàn toàn”

Chị Liên - Hải Phòng