Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ tết

Bà bầu ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới, có mùi khá nồng và nặng nhưng lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Phần cơm sầu riêng được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn ngon miệng và hấp dẫn.  Tuy nhiên, đối với bà bầu ăn sầu riêng được không? Những chia sẻ ở bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác cho vấn đề này.

Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng

Sầu riêng là loại trái cây chỉ có ở vùng nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Loại quả này có mùi vị đậm đà và cực kỳ đặc trưng, khó lẫn vào đâu được. Mùi hương của sầu riêng khiến nhiều người tránh xa nhưng cũng khiến nhiều người phát cuồng. Sầu riêng có thể được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như: kem sầu riêng, bánh ngọt nhân sầu riêng, chè sầu riêng,…

Đặc biệt, xét về giá trị dinh dưỡng, sầu riêng chẳng hề kém cạnh so với những loại hoa quả khác. Đây là một loại trái cây rất bổ dưỡng, giàu vitamin, chất xơ cùng với các hợp chất thực vật có khả năng chống oxy hóa. Cụ thể, trong sầu riêng có bao gồm: Chất xơ, chất béo có lợi, protein, vitamin nhóm B, C, khoáng chất (kali, mangan, đồng, magie,…) và các hợp chất thực vật.

bà bầu ăn sầu riêng được không

Những lợi ích to lớn của việc ăn sầu riêng khi mang thai

Được mệnh danh là “vua của các loại trái cây”, trái sầu riêng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng hơn hầu hết các loại hoa quả khác. Các lợi ích to lớn của việc bà bầu ăn sầu riêng bao gồm:

  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa

Táo bón là tình trạng không hề hiếm gặp ở các chị em mang thai do sự xáo trộn của nồng độ nội tiết tố trong thai kỳ. Thịt quả sầu riêng có chứa nhiều chất xơ, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón trong thai kỳ.

  • Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi

Hàm lượng axit folic dồi dào có trong sầu riêng sẽ giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh ở ống thần kinh cho thai nhi. Đồng thời, hoạt chất này cũng giúp phòng tránh được tình trạng thiếu máu ở sản phụ.

  • Giúp hỗ trợ quá trình hoạt động của trí não

Sầu riêng là một nguồn cung cấp vitamin nhóm B (vitamin B1, B2 và B3) dồi dào cho cơ thể của sản phụ. Nhóm vitamin này có tác dụng giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng như đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu.

  • Nâng cao sức đề kháng

Việc ăn sầu riêng còn giúp bà bầu bổ sung thêm vitamin C vào trong cơ thể. Loại vitamin này không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể mà còn tăng cường quá trình hấp thụ sắt và canxi trong cơ thể của cả mẹ và bé.

  • Bổ sung khoáng chất cho cơ thể

Sầu riêng có chứa rất nhiều vi chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như sắt, đồng, mangan và magiê. Đặc biệt là chất sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

  • Ngăn ngừa trầm cảm

Một lợi ích của việc ăn sầu riêng là giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Loại hoa quả này giúp ngăn ngừa tình trạng sản phụ bị trầm cảm sau khi sinh.

>>> Xem thêm: Bà bầu ăn mít có tốt không?

Bà bầu ăn sầu riêng được không ?

Nhiều người thường truyền miệng nhau rằng việc mẹ bầu ăn sầu riêng sẽ khiến em bé sinh ra có da dẻ sần sùi như vỏ sầu riêng hoặc ám mùi khó chịu. Thông tin này khiến cho các mẹ bầu cảm thấy rất hoang mang, mặc dù rất thèm sâu riêng nhưng không dám ăn vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi.

Vậy bà bầu ăn sầu riêng có được không? Lý giải về vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng mình rằng việc ăn sầu riêng gây hại cho thai nhi.

Trái lại, sầu riêng có thể mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe của bà bầu vì đây là loại trái cây rất bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, sầu riêng còn là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho sản phụ, giúp kích thích quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, thì các mẹ bầu có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Đây chính là lời giải đáp chính xác cho vấn đề bà bầu ăn sầu riêng có tốt không.

Lượng đường chứa trong sầu riêng khá cao, có thể thay đổi đáng kể lượng đường trong máu. Do đó, các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, có tiền sử tiểu đường thai kỳ, có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường thì không nên ăn sầu riêng.

Đối với những sản phụ đang bị thừa cân hoặc tăng cân mất kiểm soát trong thai kỳ cũng nên tránh ăn sầu riêng. Hơn nữa, việc ăn nhiều sầu riêng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa vốn đã nhạy cảm của sản phụ, dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, do là thực phẩm nóng, việc ăn sầu riêng quá mức còn khiến bà bầu bị bốc hỏa, chảy máu cam, nhiệt miệng…

Những mẹ bầu đang mắc các bệnh lý tại thận cũng nên tránh ăn sầu riêng, bởi trong loại quả này chứa nhiều kali. Đối với các bệnh nhân gặp vấn đề ở thận, nồng độ kali trong máu tăng cao có thể gây ra triệu chứng loạn nhịp tim vô cùng nguy hiểm.

Những lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu khi ăn sầu riêng

  • Tuyệt đối không nên ăn sầu riêng kết hợp với các loại thức uống như bia, rượu, nước ngọt. Vì sự kết hợp giữa các loại thực phẩm này có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, khiến cho các sản phụ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
  • Khi thưởng thức sầu riêng cũng không nên kết hợp với các loại gia vị như tiêu, ớt, tỏi, gừng… vì chúng làm tăng tính nóng của loại quả này và làm mất đi hương vị đặc trưng của sầu riêng. Các sản phụ nên ăn sầu riêng cùng với các loại hoa quả có tính mát như dưa vàng, cam quýt…
  • Bà bầu cũng nên cẩn thận khi chọn mua sầu riêng bởi có nhiều thương lái đã tiêm hóa chất vào sầu riêng để làm chín chúng. Từ đó, gây ra nhiều mối nguy hại cho cả mẹ lẫn con khi ăn phải loại quả này. Để đảm bảo an toàn, các mẹ bầu nên ăn sầu riêng vào đúng mùa và chín tự nhiên.

lưu ý khi ăn sầu riêng

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống cân đối, lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho mình và em bé trong bụng.

  • Bổ sung tinh bột

Tinh bột được coi là nguồn dinh dưỡng chính tạo ra năng lượng sống cơ bản cho mẹ và bé. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu, luôn cần sự hiện diện của các món như cơm, xôi, phở, bún, khoai lang… để đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết.

  • Bổ sung chất đạm và chất béo

Chất đạm và chất béo đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Bên cạnh chất đạm động vật có trong các thực phẩm như: sữa, trứng, thuỷ sản, thịt nạc,…, các mẹ bầu cũng có thể chú ý bổ sung chất đạm thực vật như: đậu tương, cá loại đậu khác,…

  • Bổ sung sắt

Tình trạng thiếu sắt có thể khiến mẹ bầu bị thiếu máu, làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ. Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như: thịt nạc, cá, trứng, thủy sản, củ dền, cải xoong, các loại đậu,…vào khẩu phần ăn hàng ngày.

  • Bổ sung canxi

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển hệ xương của thai nhi. Để bổ sung thêm canxi trong khẩu phần ăn, người mẹ mang thai bổ sung các thực phẩm như: cá, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, các loại đậu, rau lá màu xanh đậm…

  • Bổ sung kẽm

Việc sản phụ được cung cấp đầy đủ chất kẽm sẽ giúp hạn chế các tình trạng như: sảy thai, sinh con nhẹ cân, sinh già tháng, thai chết lưu và trẻ sinh ra không bình thường. Đồng thời, kẽm và vi chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển tế bào trong suốt quá trình mang thai, giúp cải thiện hệ miễn dịch và củng cố các vị giác và khứu giác. Nguồn cung cấp chất kẽm tốt nhất là thịt bò, thịt lợn, thủy sản,… Một số thức ăn thực vật cũng có chứa kẽm nhưng hàm lượng rất thấp và khó hấp thu.

  • Bổ sung axit folic

Axit  folic có tác dụng giúp đề phòng những khiếm khuyết bẩm sinh của ống thần kinh cho thai nhi. Do đó, sản phụ cần bổ sung thêm một lượng axit folic là 300- 400mcg/ngày. Các thực phẩm giàu axit folic là rau có lá màu xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt,…

  • Bổ sung vitamin và khoáng chất

Hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong các loại rau xanh và trái cây tươi như: củ cải, bắp cải, hoa súp lơ, rau bina, cà rốt, bí ngô, chuối, nho, kiwi, bưởi… sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể sản phụ khỏi sự xâm nhập của các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.

Các thực phẩm cần tránh khi mang thai:

  • Các mẹ bầu cần chú ý không sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá….
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa các gia vị gây kích thích như ớt, hạt tiêu, sa tế, tỏi. Đặc biệt đối với các sản phụ bị phù thận, nên  tránh các thực phẩm có nhiều muối, để giảm phù và ngăn ngừa tai biến khi sinh. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng tuyệt đối không nên bỏ qua bữa sáng, bởi nếu không ăn sáng hoặc ăn không đủ no, sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
  • Nên tránh xa các thực phẩm hải sản có hàm lượng thủy ngân cao như: cá mập, cá thu, cá kiếm … vì thủy ngân có thể gây ra tình trạng nhiễm độc thai kỳ cũng như những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi như: chậm nói, trí tuệ kém phát triển,…
  • Không nên ăn các món ăn tái, sống, sử dụng sữa chưa được tiệt trùng,… để hạn chế nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng.

Hy vọng qua bài viết trên đây, các mẹ bầu có thể giải đáp được băn khoăn bà bầu ăn sầu riêng được không. Nhìn chung, bà bầu có thể ăn sầu riêng nếu thèm nhưng chỉ với một lượng vừa phải. Chúc các mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn nhé! Nếu có băn khoăn liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ Hotline: 03.56.56.52.52  hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được tư vấn cụ thể.

Hãy share để ủng hộ chúng tôiShare on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn

Lưu ý: "Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Mỗi Người..."

Tin liên quan

Máy phục hồi chức năng sinh lý nam giới – Trải nghiệm chỉ với 388k

Dương vật là bộ phận nhạy cảm, tập trung nhiều dây thần kinh cảm giác, có vai trò quan trọng giúp phái mạnh thực hiện khả năng sinh sản và tận hưởng cảm giác thăng hoa trọn vẹn trong các cuộc yêu. Khi dương vật không đảm bảo được các…

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt cảnh báo bệnh xã hội nguy hiểm

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt có thể là do nhiệt miệng, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh xã hội ở miệng. Vì vậy, khi thấy cuống lưỡi xuất hiện nhiều hạt, nốt mụn thì người bệnh cần thăm khám ngay để xác định bệnh lý. Nhằm…

đi cầu ra máu là bệnh gì

Đi cầu ra máu là bệnh gì?

Đi cầu ra máu là bệnh gì? Là mối quan tâm, lo lắng và thắc mắc của nhiều người khi có dấu hiệu đi cầu (đi ngoài, đi đại tiện,…) ra máu. Nếu đang quan tâm đến vấn đề này thì mọi người đừng bỏ lỡ những thông tin trong…

Danh mục điều trị

VIDEO

Giới thiệu về phòng khám 52 Nguyễn Trãi

Tin đọc nhiều

Cảm nhậm bệnh nhân

“Mình bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, đã đi khám và điều trị ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Được bạn bè giới thiệu, sau 3 tháng dưới sự điều trị của y bác sĩ tại phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Bệnh của mình đã khỏi hoàn toàn”

Chị Liên - Hải Phòng